HINH

Thông điệp của ĐGH Phanxico

Thanh Trúc, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>

Saturday, March 8, 2014

• Đức Dat Lai Lạt Ma thăm hoa kỳ

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây tạng, đã làm nên lịch sử khi hướng dẫn lễ cầu nguyện truyền thống mở đầu phiên họp tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Đức Đạt Lai Lat Ma hội đàm với Dân biểu John Boehner và Nancy PelosiĐức Đạt Lai Lat Ma hội đàm với Dân biểu John Boehner và Nancy Pelosi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang sống lưu vong, đã nhiều lần tới thăm Điện Capitol, nhưng đây là lần đầu tiên từ trước tới nay, Ngài hướng dẫn các nhà lập pháp Mỹ trong một lễ cầu nguyện ngay tại trụ sở quốc hội Mỹ. Ban đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu bằng tiếng Tây Tạng, và sau đó Ngài đọc câu kinh hàng ngày được Ngài ưa chuộng nhất, mà Ngài nói đã mang lại cho cá nhân ngài sức mạnh nội tâm.

Đại khái Ngài nói: "Chừng nào còn không gian, và chừng nào còn có con người có tri giác, thì bản thân tôi sẽ còn tồn tại và sẽ giúp xoa dịu những nỗi khốn khổ của thế giới. Xin cảm tạ quý vị.”

Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp Chủ Tịch Hạ viện John Boehner thuộc Đảng Cộng Hòa, và lãnh tụ khối thiểu số Đảng Dân Chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi.

Cả hai nhà lập pháp Mỹ đều nói rằng các nỗ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vận động cho tự do và khoan dung tôn giáo trong thời gian qua, luôn luôn là cơ hội để các nhà lập pháp Mỹ cùng có mặt trong tinh thần lưỡng đảng.

Trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình để phát lại sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với người hướng dẫn chương trình truyền hình Larry King rằng Ngài không phản đối các cuộc hôn nhân đồng tính. Ngài nói nếu hai người thực sự cảm thấy họ muốn thế, thì đó là việc riêng của họ, không sao cả.

VẤN ĐỀ TRUNG CỘNG

Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma, gọi Trung Cộng (TC) là “một nước vĩ đại”, nhưng mô tả thể chế chính trị của nước này là “có hại.” Khi phát biểu hôm thứ sáu trước một cử tọa tại Thánh đường Quốc gia ở thủ đô Washington của Mỹ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng điều mà người dân TC cần có nhiều tự do hơn và cần có ít đi là sự kiểm duyệt của chính phủ.

Ông nói rằng thể chế của TC có hại cho việc phát triển của khả năng sáng tạo cá nhân, và ông quan tâm về việc người nghèo ở TC không thể thông qua hệ thống tư pháp để giải quyết những sự bất bình.

Khi được hỏi tại sao TC phản đối những chuyến viếng thăm của ngài tới Washington, vụ tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này trả lời “Quí vị nên hỏi TC.”

Các giới chức TC cho biết họ đã trao cho Hoa Kỳ một kháng nghị để phản đối việc Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm thứ năm đến thăm trụ sở Quốc hội Mỹ. Tại đây Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hướng dẫn lễ cầu nguyện tại Thượng viện và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC nói rằng Quốc hội Mỹ phải thực thi cam kết là thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và không hậu thuẫn cho sự độc lập của Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma phủ nhận tố cáo của TC cho rằng ông là người muốn đòi cho Tây Tạng độc lập. Ông nói ông chấp nhận quyền cai trị của TC và chỉ muốn Tây Tạng có thêm quyền tự trị và nhân quyền của đồng bào ông được tôn trọng. Ông cũng bác bỏ tố cáo của TC cho rằng ông khuyến khích người Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự cai trị của Bắc Kinh.

Tổng thống Barack Obama đã tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước. Nhà lãnh đạo Mỹ tái khẳng định sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho truyền thống tôn giáo và văn hóa của Tây Tạng. Ông cũng tán dương phương pháp tranh đấu bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho quyền tự trị của Tây Tạng.

No comments:

Post a Comment