HINH

Thông điệp của ĐGH Phanxico

Thanh Trúc, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>

Monday, August 18, 2014

Điều răn VIII - Chớ làm chứng dối

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm


1. Thông báo bế giảng - Sống trong chân lý


2. Những xúc phạm đến chân lý mp3


3. Các phương tiện truyền thông xã hội mp3


4. Phút hồi tâm



Điều răn VIII - Chớ làm chứng dối

I. Sống trong chân lý

1.Thiên Chúa là Đấng chân thật (Rm 3,4).

- Kinh Thánh thường xuyên nhấn mạnh Thiên Chúa là nguồn mạch mọi chân lý, Lời Chúa là Chân lý, Luật của Chúa là Chân lý (x. Lc 1,50; Tv 119).

- Chân lý của Thiên Chúa được thể hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô, là ánh sáng thế gian và là chính Chân lý (x. Ga 14,6). Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người phải tuyệt đối yêu mến chân lý: “Có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5,37).

2. Kitô hữu sống trong chân lý

- Vì Thiên Chúa là Chân Lý nên Dân của Chúa phải sống trong chân lý, nghĩa là phải thành thật trong lời nói cũng như hành động, tránh xa lối sống hai mặt, dối trá và đạo đức giả. Trong đời sống chung, việc tôn trọng sự thật là điều kiện hết sức cần thiết để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.

- Sống trong chân lý là một đòi hỏi khó khăn trong hoàn cảnh xã hội ngày nay khi sự giả dối lan tràn và tác động trên mọi tương quan xã hội và trong mọi lãnh vực. Dù khó khăn đến đâu, người Kitô hữu vẫn được kêu gọi sống theo sự thật vì sự thật giải thoát chúng ta (x. Ga  8,21-32).

- Trong thực hành, người môn đệ Chúa cố gắng giải thích theo nghĩa tốt những tư tưởng, lời nói, việc làm của người khác.

II. Những xúc phảm đến chân lý

1. Làm chứng dối và thề gian

- Làm chứng dối là khẳng định nghịch lại chân lý khi ra trước tòa án.

- Khi quả quyết như thế mà còn thề, thì đó là thề gian.

2. Không tôn trọng thanh danh của người khác

- Phán đoán hồ đồ: phán đoán xấu về người khác mà không có cơ sở.

- Nói xấu: tiết lộ những điều xấu của người khác khi không có lý do chính đáng.

- Vu khống: kết án người khác về một điều xấu người ta không làm.

3. Những lỗi phạm khác

- Nói dối: nói điều sai với ý định đánh lừa người khác. Tính nghiêm trọng của tội nói dối được đo lường tùy theo mức độ, hoàn cảnh của tội cũng như những thiệt hại gây ra.

- Khoe khoang, nịnh hót, tâng bốc cái xấu… cũng là những hình thức của việc sống thiếu ngay thẳng.

4. Bổn phận đền bù

- Bất cứ lỗi phạm nào nghịch lại đức công bằng và chân lý đều phải có bổn phận đền bù.

- Việc đền bù có thể thực hiện bằng nhiều cách: công khai hoặc kín đáo; trực tiếp hay gián tiếp (qua việc bác ái). Đây là đòi hỏi bắt buộc theo lương tâm.

III. Các phương tiện truyền thông xã hội

1. Nguyên tắc

- Trong xã hội hiện đại, với tốc độ phát triển kỹ thuật rất nhanh, các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội.

- Việc thông tin nhằm mục đích phục vụ công ích, do đó nội dung truyền thông phải xác thực, tôn trọng công bằng và bác ái; đồng thời phải sử dụng các phương tiện truyền thông cách lương thiện và thích hợp.

2. Trong tư cách người tiếp nhận thông tin

- Không thể chỉ là những người tiếp nhận thông tin cách thụ động, thiếu cảnh giác đối với những thông tin và hình ảnh được phổ biến.

- Người Kitô hữu cần tạo cho mình một lương tâm sáng suốt và ngay thẳng, có khả năng nhận định khách quan và độc lập, nhờ đó chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của thông tin.

3. Trong tư cách người phổ biến thông tin

- Những người có trách nhiệm phổ biến thông tin phải ý thức trách nhiệm phục vụ chân lý và tình yêu. Ý thức này sẽ hướng dẫn chúng ta trong việc đưa tin và hình ảnh thích hợp.

- Nếu biết sử dụng cách đúng đắn và tích cực, những phương tiện truyền thông sẽ trở thành khí cụ quý giá trong công cuộc Phúc-Âm-hóa.

No comments:

Post a Comment