HINH

Thông điệp của ĐGH Phanxico

Thanh Trúc, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>

Thursday, March 5, 2015

Sứ mạng trong Hiến chế “Vui mừng và Hi vọng”

n

VRNs -Sài Gòn-  Washington (CNS) – ĐHY Luis Antonio của GP Manila, Philippine, đã nói với thính giả tại Đại học Công giáo Mỹ, bằng cách lắng nghe những vui mừng, đau khổ và những nỗ lực hàng ngày của người khác, các Kitô hữu sẽ mang hình ảnh của Công Đồng Vaticano II đến cho thế giới.

Hành động này chứng tỏ rằng Giáo hội coi trọng phẩm giá của mỗi người, nhất là người nghèo, và hoan nghênh cuộc gặp gỡ với thế giới một cách không sợ hãi, như thể hiện trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới hiện đại “Vui mừng và Hi vọng”, Đức Hồng y Tagle nói trong bài diễn thuyết của mình trong lễ vinh danh ĐHY Dearden vào ngày 02 tháng 03 hàng năm tại Washington.
Bài diễn thuyết của ĐHY Tagle tập trung vào các tài liệu chính thức của Vatican II, phát hành cách đây gần 50 năm vào tháng năm 1965. Các tài liệu, có tiêu đề tiếng Latinh có nghĩa là “Niềm vui và hy vọng”, được dự định để phác họa mối quan hệ của Giáo hội với một xã hội thay đổi nhanh chóng.
Xen lẫn Hiến chế “Gaudium et Spes” là những câu chuyện cá nhân về những cuộc gặp gỡ của Ngài với những người sống đức tin của mình và những chuyện sau hậu trường trong chuyến thăm của ĐGH Phanxicô đến Philippines vào tháng Giêng, ĐHY Tagle mô tả một Giáo hội có thể thực hiện sứ mệnh của mình là đem tin mừng đến cho một thế giới đang gặp khó khăn.
ĐHY Tagle nói khi “Gaudium et Spes” được ban hành, nhiều người Công giáo tự hỏi lý do tại sao GH muốn tham gia vào thế giới và GH có liên quan gì đến các vấn đề chính trị, kinh tế và kiến tạo hòa bình hay không.
Ngài cho biết, ý định của Công Đồng là tiếp cận với mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội là dấu hiệu của sự tôn trọng phẩm giá của họ.
“Thông qua ‘Gaudium et Spes’ Công Đồng biểu lộ sự ngạc nhiên của Giáo hội với các giá trị và phẩm giá của mỗi con người. Từ một quan điểm có thể coi “Gaudium et Spes,” là một bài thơ ca ngợi của GH với vẻ đẹp, giá trị của con người,”
“Công Đồng rõ ràng rằng muốn trình bày giáo lý này không có lý do nào khác ngoài việc rao giảng Tin Mừng. Có sứ mạng liên quan ở đây, đó là chia sẻ tin mừng. Công Đồng không trình bày một chính phủ song song, một hệ thống kinh tế song song. Công Đồng thể hiện cái nhìn sâu sắc có giá trị đến từ sự mặc khải và thể hiện sự đóng góp khiêm tốn cho nhân loại khi tìm kiếm một cuộc sống, một thế giới tốt hơn.”
Ngài giải thích trong việc chứng minh tình yêu đó, GH được mời gọi tiếp cận với mọi người nơi họ đang sống: trong gia đình, kể cả những gia đình mà vợ chồng có tôn giáo khác nhau, và trong các khu phố, nơi làm việc, chính trị, và các cộng đồng Kitô giáo và ngoài Kitô giáo.
ĐHY nói “Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng sự hiện diện và trở thành những đại diện của sự hòa giải”.
Ngài nói rằng trong những năm sau khi “Gaudium et Spes” được ban hành, các giám mục Công giáo ở châu Á bắt đầu gặp gỡ thường xuyên, dẫn đến sự hình thành của Liên đoàn các Giám mục Công giáo châu Á năm 1970. Các Giám mục nhận ra rằng số người Công giáo còn rất nhỏ – khoảng 3 phần trăm – và điều đó đòi hỏi phải tôn trọng các nền văn hóa đã tạo nên lục địa lớn nhất thế giới này.
Liên đoàn này nhận ra rằng dù GH là một “thiểu số nhỏ”, cũng không thể từ bỏ nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng và GH đã làm như vậy bằng cách lắng nghe, đặc biệt là đối với người nghèo và những người trẻ, và bằng cách tôn trọng những giá trị lâu đời của các nền văn hóa châu Á cổ xưa.
“Loan báo Tin Mừng, trong thế giới rộng lớn này, diễn ra qua đối thoại, nhưng đối thoại diễn ra qua sự tương tác của con người, làm cho người khác cảm nhận được những vấn đề của mình, cảm nhận được người đó ở trong những vấn đề văn hóa của mình. Đây là phương pháp chính của việc thâm nhập các nền văn hóa, bước vào trái tim, tâm trí của con người “.
Ngài nói người nghèo, bao gồm cả những người đang bị buộc phải di cư vì lý do kinh tế, người tị nạn vì chiến tranh, những người bị buôn bán vì tình dục hoặc lao động, và trẻ em đường phố đặc biệt cần người để lắng nghe câu chuyện của họ.
“Một phần của sứ mệnh của Giáo Hội tại Châu Á là để trình bày sự phong phú của Tin Mừng và các giá trị phổ quát của sự thật, các giá trị được mở ra cho tất cả mọi người. Điều này sẽ diễn ra qua tương tác của con người vì ở châu Á, một phần của văn hóa là còn người ,” ĐHY nói.
ĐHY Tagle trích dẫn các hành động của ĐTC Phanxicô trong chuyến thăm Philippines đã chứng minh cách mà “Gaudium et Spes” được biểu lộ qua những cuộc gặp gỡ với những người khác khi Ngài ban phép lành cho người tàn tật, thăm trẻ em đường phố sống trong trại mồ côi và lắng nghe những câu chuyện của các nạn nhân trong cơn bão Haiyan.
ĐHY Tagle nói về ĐTC “Ngài không chỉ là một giáo viên. Ngài còn là một người biết lắng nghe”.
“Chúng ta được mời gọi sống tình liên đới với những người chịu đau khổ và người nghèo. Một khoảnh khắc rao giảng Tin Mừng đến khi bạn gặp người khác, những con người thực sự”.
Chuyến thăm của ĐHY Tagle như là một chuyến về nhà. Ngài đã học tại Đại học Công giáo Mỹ vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 và có một bằng cử nhân và tiến sĩ thần học. Ngài cũng nhận bằng tiến sĩ danh dự vào năm 2014.
Buổi diễn thuyết được tài trợ bởi khoa Nghiên Cứu Thần học và Tôn giáo của trường. Được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh ĐHY John F. Dearden, TGM giáo phận Detroit, vì vai trò của Ngài trong Công Đồng Vaticano II.
Dịch theo bài viết của  Dennis Sadowski