HINH

Thông điệp của ĐGH Phanxico

Thanh Trúc, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>

Sunday, August 10, 2014

Điều răn VII - Chớ lấy của người

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm



1. Giải đáp về Luân Lý và Sống Đạo


2. Quyền chung hưởng và tư hữu của cải


3. Tôn trọng của cải của tha nhân


4. Yêu thương người nghèo


5. Phút hồi tâm

You are missing some Flash content that should appear here! Perhaps your browser cannot display it, or maybe it did not initialise correctly.




I. QUYỀN CHUNG HƯỞNG VÀ TƯ HỮU CỦA CẢI

1. Quyền chung hưởng của cải

- Từ ban đầu, Thiên Chúa trao trái đất và các tài nguyên của nó cho nhân loại chung sức quản lý và hưởng dùng hoa trái của lao động.

- Của cải của công trình tạo dựng được dành cho toàn thể nhân loại.

2. Quyền tư hữu

- Sự tư hữu của cải là hợp pháp để bảo đảm tự do và phẩm giá con người, giúp mỗi người đáp ứng những nhu cầu bản thân và nhu cầu của những người họ phải chăm sóc.

- Quyền tư hữu không hủy bỏ quyền chung hưởng của cải, theo ý định ban đầu của Tạo Hóa.

II. TÔN TRỌNG CỦA CẢI CỦA THA NHÂN

1. Cấm trộm cắp

- Cấm chiếm đoạt của cải của người khác trái với ý muốn hợp lý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có nhu cầu rõ ràng và khẩn cấp (thức ăn, chỗ ở, áo quần...), mà phương thế duy nhất là lấy và sử dụng của cải của tha nhân, thì không bị coi là trộm cắp.

- Những việc sau đây cũng bị coi là bất hợp pháp về luân lý: buôn bán gian lận, trả lương bất công, đầu cơ, hối lộ, gian lận thuế...

- Điều răn thứ bảy cũng cấm những hành vi và mưu tính dẫn đến việc nô lệ hóa con người.

2. Giữ công bằng

- Phân biệt:

Công bằng giao hoán: tôn trọng các quyền lợi của nhau trong tương quan giữa các cá nhân hoặc tổ chức;
Công bằng pháp lý: bổn phận của công dân với cộng đồng;
Công bằng phân phối: những gì cộng đồng phải thực hiện cho công dân, tương xứng với những đóng góp và nhu cầu của họ.
- Do đòi hỏi của công bằng, phải đền bù sự bất công đã gây ra (vd. trả lại của cải).

III. YÊU THƯƠNG NGƯỜI NGHÈO

1. Thiên Chúa là tình yêu

- Thiên Chúa chúc phúc cho những ai giúp đỡ người nghèo, và kết án những ai quay lưng với họ (x. Mt 5,52; 25,31-36).

- Trong lịch sử Hội Thánh, phục vụ người nghèo là công việc thường xuyên và được đề cao. Sự nghèo khó không chỉ giới hạn ở vật chất, nhưng còn hướng tới những hình thức nghèo về văn hóa và tôn giáo.

2. Yêu thương người nghèo

- Sống chia sẻ: tình yêu đối với người nghèo không thể đi đôi với sự nô lệ của cải hoặc sử dụng cách ích kỷ.

- Làm việc từ thiện: những hành vi bác ái nhằm giúp đỡ tha nhân những gì cần thiết về thể xác cũng như tinh thần.

No comments:

Post a Comment