Dưới đây là danh Sách các Ðức Giáo Hoàng (popes) của Giáo Hội Công Giáo qua các triều đại, kể cả các vị ngụy Giáo Hoàng được viết trong dấu ngoặc [...]. Danh sách này được cập nhật hóa năm 1947 dựa theo những tài liệu của Vatican trên căn bản của các nhà học giả nghiên cứu lịch sử giáo hội. Tên họ của những vị Giáo Hoàng sau thời kỳ "Ðại Ly Giáo Tây Phương" (Great Schism 1378-1417), được ghi kèm theo trong dấu ngoặc đơn (...).
Sau Thánh Phêrô đến nay có 265 Đức Giáo Hoàng, đã có ít nhất 156 Giáo hoàng không qua bầu cử của Hội đồng, có 36 giáo hoàng không được công nhận...
52. Th. HORMIDAS (20-7-514 - 6-8-523) sinh tại Frosinone, Ý. Trong thời ngài, Thánh Benedictus lập dòng Biển Đức và khánh thành đan viện trên núi Cassino (đã bị bom tàn phá năm 1944). Ngài ra chỉ thị chức giám mục không nên được ban tặng như là đặc ân.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Hormis%C4%91a
53. Th. JOANNES I (13-8-523 - 18-5-526) sinh tại Populonia, miền Tuscia, Ý. Ngài đội vương miện cho hoàng đế Justinianus. Ngài chết trong tù ở Ravenna do án của Theodoric, vua Man Di, sau khi xâm lăng nước Ý. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đi tới Constantinople.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_I
54. Th. FELIX IV (12-7-526 - 22-9-530) sinh tại Benevento, miền Sannio, Ý. Là vị giáo hoàng được vua Theodoric bổ nhiệm cách độc đoán cho ý đồ riêng của ông, nhưng ngài tỏ ra trung thành với lợi ích của Giáo Hội đến nỗi vua xứ Goth truất phế ngài và đưa đi lưu đày.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_F%C3%AAlix_IV
55. BONIFACIUS II (22-9-530 - 17-10-532) sinh tại Roma. Vốn gốc dân Gothic, ngài bị coi như một "người Man Di ngoại quốc". Do đó, nhóm đối lập đã bầu giáo hoàng Dioscorus. Cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt sau cái chết của Dioscorus. Ngài cho xây đan viện Monte Cassino trên nền đền thờ thần Apollo.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_B%C3%B4nifaci%C3%B4_II
(DIOSCORUS, người Alexandria, 22-9-530 - 14-10-530).
56. JOANNES II (2-1-533 - 8-5-535) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã đổi tên riêng của mình Mercurius, tên của thần dân ngoại, sang tên hiệu Joannes. Bất chấp chiếu chỉ của vua Atalaric, giáo hoàng vẫn được nhìn nhận là thủ lĩnh của các giám mục trên toàn thế giới. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_II
57. Th. AGAPITUS I (13-5-535 - 22-4-536) sinh tại Roma. Ngài bị vua dân Goth thúc ép đi tới Constan-tinople, để kiểm chứng những tham vọng của hoàng đế Justinianus ở Ý. Ngài bị hoàng hậu Theodora, một tín đồ theo bè rối Eutiches, đầu độc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Agap%C3%AAt%C3%B4_I
58. Th. SILVERIUS (1-6-536 - *11-11-537) sinh tại Frosinone. Quân đội Byzantine của hoàng đế Justinianus, dưới quyền điều khiển của tướng Belisarius, chiếm thành Roma. Ngài bị đày tới đảo Ponza, và bị ám sát ở đó, sau khi bị buộc phải từ chức giáo hoàng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Silv%C3%AAri%C3%B4
59. VIGILIUS (29-3-537 - 7-6-555) sinh tại Roma. Bất chấp những áp lực của hoàng hậu Theodora, ngài cương quyết từ chối huỷ bỏ án tuyệt thông phạt những kẻ theo giáo thuyết Eutiches. Ngài bị bắt giữ đang khi cử hành thánh lễ, nhưng thoát được. Ngài triệu tập Công đồng Chung V.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Vigili%C3%B4
60. PELAGIUS I (16-4-556 - 4-3-561) sinh tại Roma. Ngài lên ngôi là nhờ ảnh hưởng của hoàng đế Justinianus, từ khi Roma trở thành một tỉnh của đế quốc Byzantine. Ngài giữ lòng trung thành với những nguyên tắc của Công giáo Chính Thống.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_P%C3%AAlagi%C3%B4_I
61. JOANNES III (17-7-561 - 13-7-574) sinh tại Roma. Ngài cứu nước Ý thoát khỏi người Man Di, vì trong cuộc tiến công tàn bạo của quân Lombard theo lệnh Narsete, ngài đã tập họp tất cả những người dân Ý chống lại những hành động dã man của quân xâm lăng.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_III
62. BENEDICTUS I (2-6-575 - 30-7-579) sinh tại Roma. Ngài cố gắng hoài công, để tái lập trật tự trong nước Ý và Pháp bị hỗn độn vì quân Man Di xâm lược và những rối ren nội bộ. Ngài phê chuẩn Công đồng Chung V tại Constantinople.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_I
63. PELAGIUS II (26-11-579 - 7-2-590) sinh tại Roma, gốc Gothic. Trong khi Roma bị quân Lombard bao vây, ngài cầu viện Constantinople. Ngài ra lệnh các linh mục phải đọc Kinh Nhật Tụng (Giờ Kinh Phụng Vụ) hằng ngày.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_P%C3%AAlagi%C3%B4_II
64. Th. GREGORIUS I (3-9-590 - 12-3-604) sinh tại Roma. Ngài tái khẳng định quyền của giáo hoàng về mặt dân sự, khởi đầu cho thời kỳ "năng quyền thế tục" của giáo hoàng. Đúng vào thời điểm dịch bệnh ở Roma giảm xuống, một Thiên Thần đã hiện ra với ngài trên một lâu đài, nơi đó được gọi là Lâu Đài Thánh Thiên Thần. Ngài khai sinh nhạc bình ca.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gr%C3%AAg%C3%B4ri%C3%B4_I
65. SABINIANUS (13-9-604 - 22-6-606) sinh tại Blaera, miền Tuscia, Ý. Ngài quy định rung chuông để báo cho mọi người biết giờ suy niệm, cầu nguyện. Ngài quy định phải thắp đèn chầu trong các nhà thờ.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Sabinian%C3%B4
66. BONIFACIUS III (19-2-607 - 12-11-607) sinh tại Roma. Ngài đã ngăn cấm việc sắp xếp vận động cho cuộc bầu chọn giáo hoàng mới trong 3 ngày (hiện nay là 9 ngày) sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Ngài chỉ thị công bố giáo hoàng là giám mục Roma và cũng là giám mục toàn cầu.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_B%C3%B4nifaci%C3%B4_III
67. Th. BONIFACIUS IV (25-8-608 - 5-8-615) sinh tại Abruzzo, Ý. Ngài thánh hiến đền thờ ngoại giáo của Agrippa, quen gọi là đền Pantheon, để kính nhớ Đức Nữ Trinh và các thánh. Từ đó, ngài đã lập ra lễ Các Thánh 1-11. Ngài ra chỉ thị nâng cao luân lý và vật chất cho hàng giáo sĩ cấp thấp.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_B%C3%B4nifaci%C3%B4_IV
68. Th. DEUSDEDIT hay ADEODATUS I (19-10-615 - 8-11-618) sinh tại Roma. Với lòng tận tuỵ dũng cảm, ngài đã săn sóc những người phong cùi và nạn nhân dịch tễ. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã dùng dấu niêm phong các chỉ thị và tông sắc. Ấn mộc của ngài là tông triện cổ nhất còn lưu giữ ở Vatican.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_A%C4%91%C3%AA%C3%B4%C4%91at%C3%B4_I
69. BONIFACIUS V (23-12-619 - 25-10-625) sinh tại Naples. Ngày đăng quang của ngài bị hoãn lại 11 tháng và triều đại ngài tràn ngập đau khổ vì chiến tranh tranh giành vương quyền ở Ý. Ngài ban đặc ân đền thờ cho những người bị bách hại trú ẩn trong các nhà thờ. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_B%C3%B4nifaci%C3%B4_V
70. HONORIUS I (27-10-625 - 12-10-638) sinh tại Capua. Ngài gửi các thừa sai đi khắp thế giới thời ấy và đã lập lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa vào 14-9. Ngài giải quyết xung đột giữa Giáo hội Đông Phương và phe ly giáo Aquileia về vấn đề "Ba Chương".http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Honorius_I
71. SEVERINUS (28-5-640 - 2-8-640) sinh tại Roma. Đã có những bất hoà nghiêm trọng giữa hoàng đế Heraclius của đế quốc Byzantine và giáo hoàng, vì ngài kết án phe lạc giáo monoteletic. Để trả thù ngài, hoàng đế ra lệnh cướp phá đền thờ Thánh Joannes Lateranus và lâu đài Lateranus.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_S%C3%AAv%C3%AArin%C3%B4
72. JOANNES IV (24-12-640 - 12-10-642) sinh tại Dalmatia. Ngài cố gắng đưa những tín hữu lầm lạc của Ai Cập trở về đường chân lý. Ngài cho đưa di tích của các vị tử đạo Venantius, Anastasius và Maurus về đền thờ Lateranus và phong chức 28 linh mục và 18 giám mục để khẳng định đức tin của họ.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_IV
73. THEODOREUS I (24-11-642 - 14-5-649) sinh tại Jerusalem. Ngài thêm từ "tối cao" vào tước hiệu "pontifex" (giáo chủ) và tái lập trật tự cho pháp quyền nội bộ của hàng giáo sĩ. Đã có những bất đồng nghiêm trọng giữa ngài và hoàng đế Đông Phương Constans II; do đó, người ta nghi ngờ ngài chết vì bị đầu độc.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Th%C3%AA%C3%B4%C4%91%C3%B4r%C3%AA_I
74. Th. MARTINUS I (5-7-649 - *16-9-655) sinh tại Todi. Ngài kết án các giám mục Đông Phương cậy vào thế lực của hoàng đế Byzantine. Bị giam tù và bị phát lưu, ngài chết đau đớn và khổ cực trên đảo Cherso. Trong thời kỳ này, người ta bắt đầu mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_M%C3%A1ctin%C3%B4_I
75. Th. EUGENIUS I (10-8-654 - 2-6-657) sinh tại Roma. Cuộc bầu chọn ngài diễn ra một năm trước khi Đức Martinus I qua đời. Ngài kịch liệt phản đối những âm mưu của hoàng đế và thông tin cho các nước Âu Châu về cái chết đau buồn của vị tiền nhiệm. Ngài ra chỉ thị buộc tất cả các linh mục giữ đức khiết tịnh.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_%C3%8Aug%C3%AAni%C3%B4_I
76. Th. VITALIANUS (30-7-657 - 27-1-672) sinh tại Segni, Ý. Ngài gửi đặc sứ Toà Thánh tới Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên quy định loại nhạc cụ trong phụng vụ, cho dùng đàn organ trong các lễ nghi tôn giáo.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Vitalian%C3%B4
77. ADEODATUS II (11-4-672 - 17-6-676) sinh tại Roma. Bằng nỗ lực truyền giáo, ngài hết sức cố gắng giảng đạo cho dân Maronites gốc Armenia-Syria. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên dùng công thức "Chúc sức khoẻ và phép lành Toà Thánh" trong các thư từ của ngài.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_A%C4%91%C3%AA%C3%B4%C4%91at%C3%B4_II
78. DONUS (2-11-676 - 2-4-678) sinh tại Roma. Ngài chấm dứt việc ly giáo ở Ravenna, khuyến khích các giám mục trợ giúp các trường học mới trong xứ Pháp thuộc Đức và trường Cambridge ở Anh.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_A%C4%91%C3%AA%C3%B4%C4%91at%C3%B4_II
79. Th. AGATHO (27-6-678 - 10-1-681) sinh tại Palermo, Ý. Ngài gìn giữ những mối quan hệ chặt chẽ với các giám mục Anh và khích lệ Ireland như là một trung tâm văn hoá. Ngài tổ chức Công đồng Chung VI. Ngài được gọi là "Thánh chữa bệnh" vì nhiều phép lạ ngài đã làm. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Agath%C3%B4
80. Th. LEO II (17-8-682 - 3-7-683) sinh tại Sicili, Ý. Ngài cử hành các lễ nghi thánh hết sức trang trọng để giúp các tín hữu càng cảm nhận được sự cao cả uy linh của Thiên Chúa. Ngài khởi xướng việc rảy nước thánh trên giáo dân trong các lễ nghi tôn giáo.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_II
81. Th. BENEDICTUS II (26-6-684 - 8-5-685) sinh tại Roma. Ngài khôi phục lại đặc ân đền thờ lâu nay đã bị vi phạm, vì trong những cuộc chiến tranh, người ta đã xông vào lục soát nhà thờ để tìm kiếm kẻ thù. Ngài đưa Giáo Hội thoát khỏi ảnh hưởng thế lực của các hoàng đế có từ thời Justinian.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_II
82. JOANNES V (23-7-685 - 2-8-686) sinh tại Antioch, Syria. Cuộc bầu chọn ngài bị triều đình Byzantine gây áp lực. Ngài tái lập trật tự cho các giáo phận ở Sardinia và Corsica, tranh đấu cho Toà Thánh quyền bổ nhiệm các giám mục ở các hải đảo này.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_V
83. CONON (21-10-686 - 21-9-687) sinh tại Thrace, Hy Lạp. Thời giáo hoàng của ngài, Giáo Hội bị khủng hoảng trầm trọng. Ngài bị tay chân xảo quyệt của hoàng đế Byzantine hãm hại. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_C%C3%B4non
(THEODOREUS,... 687 và PASCAL, 687).
84. Th. SERGIUS I (15-12-687 - 8-9-701) sinh tại Antioch, Syria. Được tuyển chọn sau hai giáo hoàng giả, ngài đã cương quyết loại trừ phái lạc giáo nổi dậy ở Roma và chặn đứng được cuộc ly giáo của Aquileia. Ngài đưa vào phụng vụ Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Sergi%C3%B4_I
85. JOANNES VI (30-10-701 - 11-1-705) sinh tại Ephesus, Hy Lạp. Trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn của Kitô giáo, vừa loại trừ quân Saracens ở phía Đông và ở Tây Ban Nha, ngài vẫn bảo vệ các quyền lợi của Giáo Hội chống lại hoàng đế và chuộc lại nhiều nô lệ.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_VI
86. JOANNES VII (1-3-705 - 18-10-707) sinh tại Rossano di Calabria. Ngài không chấp nhận mưu đồ đen tối của hoàng đế Justinianus II là kẻ đã khởi xướng những cuộc tàn sát khiến cho các dân tộc La Tinh ngày càng xa cách nhau và xa cách với Đông Phương.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_VII
87. SISINNIUS (15-1-708 - 4-2-708) sinh tại Syria. Triều đại giáo hoàng của ngài rất ngắn ngủi. Ngài lo tu sửa các bức tường thành Roma đã bị quân Lombard và Saracens đe doạ thường xuyên. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Sisinni%C3%B4
88. CONSTANTINUS (25-3-708 - 9-4-715) sinh tại Syria. Dù bị bắt đưa tới Constantinople, ngài đem lại bình an phần nào cho Giáo Hội và đế quốc. Ngài khích lệ các Kitô hữu ở Tây Ban Nha chiến đấu chống lại những kẻ vô đạo. Ngài cổ vũ việc hôn chân Thánh Phêrô như một hành động phục tùng.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Constantin%C3%B4
89. Th. GREGORIUS II (19-5-715 - 11-2-731) sinh tại Roma. Phản ứng lại sắc lệnh của triều đình ở Constantinople nghiêm cấm việc tôn kính ảnh tượng thánh. Các tỉnh của Ý nổi dậy chống lại quân đội của hoàng đế Leo III; nước Ý đã trục xuất được bè phái Phá Huỷ Tượng Thánh.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gr%C3%AAg%C3%B4ri%C3%B4_II
90. Th. GREGORIUS III (18-3-731 - 11-741) sinh tại Syria. Ngài cầu viện vua nước Pháp, Charles Hammer, chống lại quân Lombard. Sự kiện này dẫn tới việc các hoàng đế Pháp nhận danh xưng "Kitô hữu tối ưu". Các tiền bác ái góp về được gọi là "những đồng xu của Thánh Phêrô".http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gr%C3%AAg%C3%B4ri%C3%B4_III
91. Th. ZACHARIUS (10-12-741 - 22-3-752) sinh tại Calabria. Ngài mạnh mẽ phản đối Rachis, quận công xứ Friuli, toan thôn tính cả nước Ý, nhưng về sau lại trở thành đan sĩ. Ngài xức dầu thánh hiến Pépin, vua nước Pháp; đây là lần đầu tiên giáo hoàng Roma chủ sự lễ tấn phong hoàng đế.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gr%C3%AAg%C3%B4ri%C3%B4_III
92. STEPHANUS II hoặc III (26-3-752 - 27-4-757). Có hai vị giáo hoàng mang cùng một tên này. Vị trước chấp chính chỉ một ngày 23-3-752. Vị sau người Roma, mới được công nhận chính thức. Cuộc bầu chọn ngài tạo nên sự nồng nhiệt đến độ dân thành Roma công kênh ngài lên vai họ; chiếc "kiệu" (sedia gestatoria) có từ thời đó.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_II
93. Th. PAULUS I (29-5-757 - 28-6-767) sinh tại Roma. Ngài cổ vũ sự liên kết sâu xa hơn với Giáo hội Hy Lạp. Ngài đi thăm các nhà tù và giúp đỡ những tù nhân bị kết án vì nợ nần.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Phaol%C3%B4_I
(CONSTANTINUS, 28-6, 5-7-767 - 769 và PHILIPPUS 31-7-768).
94. STEPHANUS III hoặc IV (7-7-768 - 24-1-772) sinh tại Sicili. Nhậm chức sau hai giáo hoàng giả, ngài lập tức sửa chữa những sai lầm của hai vị này. Ngài sửa đổi cách sống của Charlemagne và khích lệ các Kitô hữu sống ở Palestine.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_III
95. ADRIANUS I (9-2-772 - 25-12-795) sinh tại Roma. Ngài phục hồi các bức tường thành Roma và các hào luỹ cổ xưa. Ngài cho đúc bức tượng bằng vàng trên mộ Thánh Phêrô và lót sân bằng bạc ở phía trước bàn thờ Toà Cáo Giải. Ngài triệu tập Công đồng Chung VII.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_A%C4%91rian%C3%B4_I
96. Th. LEO III (27-12-795 - 12-6-816) sinh tại Roma. Ngài đã đội vương miện cho Charlemagne trong Đền thờ Thánh Phêrô đêm lễ Giáng Sinh năm 800. Ngài thành lập trường Palatine, tiền thân của đại học Paris.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_III
97. STEPHANUS IV hoặc V (2-6-816 - 24-1-817) sinh tại Roma. Ngài cố gắng tránh các bất đồng nội bộ và sự chống đối do việc vừa phải thề trung thành với hoàng đế và với sứ mệnh một giáo hoàng. Ở Reims, ngài tấn phong hoàng đế cho Louis, vua nước Pháp, và hoàng hậu Ermengarda.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_IV
98. Th. PASCAL I (25-1-817 - 11-2-824) sinh tại Roma. Vua Louis Sùng Đạo dâng tặng ngài đảo Corsica và Sardinia. Ngài say sưa khám phá các hang toại đạo và tìm được hơn 2.300 vị tử đạo. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Pascal%C3%AA_I
99. EUGENIUS II (11-5-824 - 8-827) sinh tại Roma. Ngài được coi như người khai sinh các chủng viện. Ngài thành lập một hội đồng tối cao, để thi hành các khoản Giáo luật. Giả thuyết cho rằng đây là nguồn gốc của Giáo triều Roma ngày nayhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_%C3%8Aug%C3%AAni%C3%B4_II
100. VALENTINUS (8-827- 9-827) sinh tại Roma. Ngài rất được dân chúng, quý tộc và giáo sĩ yêu mến, vì sự tốt lành, lòng bác ái và đạo đức của ngài.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Valentin%C3%B4
101. GREGORIUS IV (827 - 1-844) sinh tại Roma. Ngài tổ chức quân đội hùng hậu dưới sự điều khiển của quận công xứ Tuscany, và 5 lần chiến thắng quân Saracens ở Phi Châu. Tuy vậy, khi đổ bộ đất Ý, quân Saracens đã tàn phá Civitavecchia, Ostia và đe doạ thành Roma.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gr%C3%AAg%C3%B4ri%C3%B4_IV
(JOANNES, 1-844)
102. SERGIUS II (1-844 - 27-1-847) sinh tại Roma. Trong thời ngài, quân Saracens bao vây Roma và cướp phá Đền thờ Thánh Paulus (Phaolô) và các nhà thờ khác. Cuối cùng, chúng bại trận ở Gaeta. Ngài cho lắp ráp lại các bậc thang của "Toà giảng" được gọi là "Cầu thang thánh". http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Sergius_II
103. Th. LEO IV (10-4-847 - 17-7-877) sinh tại Roma. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đề ngày tháng trên các công văn chính thức. Ngài ban cho dân Venice quyền bầu chọn vị tổng trấn của họ. Ngài cho xây tường chung quanh đồi Vatican và thành phố Leonine.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_IV
104. BENEDICTUS III (29-9-855 - 17-4-858) sinh tại Roma. Ngài được dân chúng yêu mến vì đức hạnh của ngài. Ngài bị hoàng đế và giáo hoàng giả Anastasius chống đối dữ dội. Ngài cố gắng liên kết các phe nhóm khác nhau để chống lại quân Saracens.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_III
(ANASTASIUS, 8-855 - 9-855).
105. Th. NICOLAUS I (24-4-858 - 13-11-867) sinh tại Roma. Sau những bất đồng gay gắt với hoàng đế Louis II, ngài liên kết với ông ta để thành lập quân đội chống lại quân Saracens. Ngài cương quyết bảo vệ tự do của Giáo Hội, chống lại vua Photius. Ngài ấn định lễ Đức Mẹ Lên Trời vào ngày 15-8.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Nic%C3%B4la_I
106. ADRIANUS II (14-12-867 - 14-12-872) sinh tại Roma. Ngài được ghi nhớ qua việc đội vương miện cho vua nước Anh, Alfred Cả. Ngài cố gắng giải hoà những tranh chấp sâu xa giữa các dân tộc Công giáo. Ngài triệu tập Công đồng Chung VIII.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_A%C4%91rian%C3%B4_II
107. JOANNES VIII (13-12-872 - 16-12-882) sinh tại Roma. Dù chỉ nhận được sự hỗ trợ của cư dân Roma, ngài đánh bại quân Saracens ở Terracina.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_VIII
108. MARINUS I (16-12-882 - 15-5-884) sinh tại Gallese, Roma. Ngài gây áp lực mạnh đối với hoàng đế Đông Phương Basil, để chống lại các phe lạc giáo.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Marin%C3%B4_I
109. Th. ADRIANUS III (17-5-884 - 9-885) sinh tại Roma. Ngay sau khi lên ngôi, ngài chống lại hoàng đế Photius. Ngài qua đời ở San Cesario đang khi đi thăm nước Pháp.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_A%C4%91rian%C3%B4_III
110. STEPHANUS V hoặc VI (9-885 - 14-9-891) sinh tại Roma. Ngài nghiêm cấm việc tra tấn bằng lửa và nước tại các toà án và ngài khuyến khích các ngành mỹ thuật và thủ công. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_V
111. FORMOSUS (6-10-891 - 4-4-896) sinh tại Ostia. Khi còn là hồng y, ngài bị Đức Joannes VIII phạt vạ tuyệt thông vì đã đội vương miện cho vua nước Ý, Arnolfo, sau trở thành hoàng đế nước Đức. Nhờ lòng nhiệt thành của ngài, dân tộc Bulgari đã trở lại Kitô giáo. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Form%C3%B4s%C3%B4
112. BONIFACIUS VI (4-896 - 4-896) sinh tại Roma. Triều đại ngài chỉ kéo dài 15 ngày. Trong thời kỳ này, ngôi giáo hoàng bị các đại gia đình phong kiến ở Ý thao túng.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_B%C3%B4nifaci%C3%B4_VI
113. STEPHANUS VI hoặc VII (22-5-896 - 8-897) sinh tại Roma. Triều đại của ngài bị chi phối bởi những rối ren nội bộ.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_VI
114. ROMANUS (8-897 - 11-897) sinh tại Galles, Roma. Ngài khôi phục việc tưởng nhớ Đức Formosus bị giáo hoàng trước lăng nhục. Ngài chết vì bị đầu độc.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_R%C3%B4man%C3%B4
115. THEODORUS II (12-897 - 12-897) sinh tại Roma, trị vì Giáo Hội chỉ 20 ngày. Ngài qua đời đột ngột, có thể do bị đầu độc.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Th%C3%AA%C3%B4%C4%91%C3%B4r%C3%AA_II
116. JOANNES IX (1-898 - 1-900) sinh tại Tivoli, Ý. Ngài tái khẳng định quyền tối cao của Giáo Hội trên Roma và tất cả các lãnh thổ phụ thuộc.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_IX
117. BENEDICTUS IV (2-900 - 7-903) sinh tại Roma. Giữa tình hình tham nhũng, đồi bại lan tràn khắp nơi, ngài có công lớn gìn giữ sự tinh tuyền của Toà Thánh. Trong sự hỗn loạn khủng khiếp với những mưu đồ và thù hận, ngài luôn tìm ra con đường công chính.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_IV
118. LEO V (7-903 - 9-903) sinh tại Ardea, Ý. Trong thời cuộc hỗn loạn, ngài bị cầm tù và ám sát. Thi hài ngài bị hoả thiêu và tro cốt bị ném xuống sông Tiber.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_V
(CHISTOFORUS, người Roma, 7 hay 9-903 - 1-904).
119. SERGIUS III (29-1-904 - 14-4-911) sinh tại Roma. Ngài cho xây lại đền thờ Thánh Joannes Lateranus bị hoả hoạn thiêu rụi. Ngài chủ trương và bảo vệ quyền lợi Giáo Hội, chống lại các lãnh chúa phong kiến. Lần đầu tiên, mũ ba tầng xuất hiện trên huy hiệu giáo hoàng của ngài. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Sergi%C3%B4_III
120. ANASTASIUS III (4-911 - 6-913) sinh tại Roma. Ngài không thực hiện được gì nhiều, do tình hình nội bộ bất ổn. Ngài chịu đau khổ vì áp lực của vua Berengarius I. Có thể ngài chết vì bị đầu độc.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Anastasi%C3%B4_III
121. LANDONUS (7-913 - 2-914) sinh tại Sabina, Ý. Ngài lên ngôi giáo hoàng là do những âm mưu của một trong số phe nhóm đương thời. Ngài chết cách bí ẩn đang khi vận động hoà giải nhiều phe nhóm nội bộ.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Lan%C4%91%C3%B4
122. JOANNES X (3-914 - 5-928) sinh tại Tossignano, Ý. Ngài thân chinh chống lại quân Saracens và đánh chúng thua tan tác trên sông Garigliano. Ngài bị giết trong tù vì từ chối ủng hộ các âm mưu xấu xa.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_X
123. LEO VI (5-928 - 12-928) sinh tại Roma. Ngài hết sức cố gắng tái lập hoà bình giữa các phe nhóm khác nhau ở Roma. Ngài đã thành công trong cuộc chiến chống lại quân Saracens và quân Hungary tàn bạo.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_VI
124. STEPHANUS VII hoặc VIII (12-928 - 1-931) sinh tại Roma. Ngài bảo trợ các đan viện Thánh Vinh Sơn ở Volturno và 2 đan viện ở Gaul.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_VII
125. JOANNES XI (3-931 - 12-935) sinh tại Roma. Ngài cố gắng ngăn chặn những âm mưu ghê gớm trong gia đình ngài. Mặc dù được bầu chọn với sự hỗ trợ của họ, ngài đã phàn nàn về sự thiếu thận trọng kiềm chế của họ. Ngài chết năm 29 tuổi sau nhiều nỗi khổ tâm.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_XI
126. LEO VII (3-1-936 - 13-7-939) sinh tại Roma. Ngài cải cách và tổ chức lại đời sống đan tu và xây dựng đan viện cổ gần Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Ngài viết thư cho các giám mục Pháp và Đức, ra lệnh kết án các phù thuỷ và các nhà tướng số.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_VII
127. STEPHANUS VIII hoặc IX (14-7-939 - 10-942) sinh tại Roma. Ngài giúp vua Louis IV của Oltremare chống lại cuộc dấy loạn của các chư hầu người Pháp. Ngài cố gắng thuyết phục các lãnh chúa bên Đông cũng như bên Tây tôn trọng các nguyên tắc cứu độ của Tin Mừng.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_St%C3%AAphan%C3%B4_VIII
128. MARINUS II (30-10-942 - 5-946) sinh tại Roma. Ngài nêu gương trong sạch, đời sống liêm chính trong một thời kỳ nhiễu nhương hỗn loạn. Ngài bảo trợ các loại hình nghệ thuật, tổ chức lại các đoàn thể và khôi phục Roma như thủ đô luân lý của thế giới. Ngài đưa một số hướng dẫn làm quy tắc cho phẩm trật Giáo Hội.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Marin%C3%B4_II
129. AGAPITUS II (10-5-946 - 12-955) sinh tại Roma. Ngài làm hết sức để nâng cao những điều kiện luân lý cho hàng giáo sĩ và với sự giúp đỡ của vua nước Phổ, Otto I, bình định một phần nào nước Ý. Vua Đan Mạch Harold đã đón nhận Kitô giáo.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Agap%C3%AAt%C3%B4_II
130. JOANNES XII (16-12-955 - 14-5-964) sinh tại Roma. Ngài cương quyết và can đảm bảo vệ pháp quyền của Giáo Hội. Ngài đội vương miện cho hoàng đế nước Phổ, Otto I. Chiếu chỉ của vua Otto I đã tạo nên hàng "giám mục triều đình".http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_XII
131. LEO VIII (6-12-963 - 1-3-965) sinh tại Roma. Ngài nghiêm cấm giáo dân bước vào cung thánh đang khi cử hành các lễ nghi long trọng.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_V
132. BENEDICTUS V (22-5-964 - 4-7-966) sinh tại Roma. Ngài bị hoàng đế Otto I đày sang Hamburg cho tới khi Đức Leo VIII băng hà. Qua cái chết của vị giáo hoàng giả và do áp lực của dân Pháp, Phổ và Roma, vua Otto I đã nhận ra giá trị của việc bổ nhiệm của ông. Ngài qua đời ở Hamburg trong hương thơm thánh thiện.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_L%C3%AA%C3%B4_VIII
133. JOANNES XIII (1-10-965 - 6-9-972) sinh tại Roma. Ngài bị giam tù 10 tháng do những người đối lập và được phóng thích nhờ sự hỗ trợ của vua Otto I, lúc đó đã giúp cho Kitô giáo phát triển ở Ba Lan và Bohemia. Ngài lập ra thói quen làm phép và đặt tên chuông.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_XIII
134. BENEDICTUS VI (19-1-973 - 6-974) sinh tại Roma. Sau khi hoàng đế Otto I băng hà, nhóm chống đối bao vây Lâu đài Thánh Thiên Thần, cầm tù và giết ngài. Ngài thuyết phục dân Hungary trở lại Kitô giáo.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_VI
(BONIFACIUS VII, người Roma 6-7-974, 8-984; 7-985).
135. BENEDICTUS VII (10-974 - 10-7-983) sinh tại Roma. Là một người đầy đức hạnh, ngài cố gắng đẩy lui sự đồi truỵ và ngu dốt đáng xấu hổ đã tràn ngập nước Ý và thế giới Kitô giáo. Ngài cổ vũõ sự phát triển nông nghiệp.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%E1%BB%A9c_VII
136. JOANNES XIV (12-983 - 20-8-984) sinh tại Pavia, Ý. Mặc dù là người nhân đức và có nhiều năng lực lớn lao, Ngài đã bị Francone cầm tù trong Lâu đài Thánh Thiên Thần và bỏ chết đói. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_XIV
137. JOANNES XV (8-985 - 3-996) sinh tại Roma. Ngài chấm dứt những bất hoà đã nổi lên trong Giáo hội ở Reims và là vị giáo hoàng đầu tiên tham gia tiến trình tôn phong vị Thánh Ulderic. http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_XV
138. GREGORIUS V (3-5-996 - 18-2-999) sinh tại Saxony, Ý. Ngài bị buộc phải trốn đi Pavia, nên giáo hoàng giả Joannes XVI được vua Crescentius bổ nhiệm đã trị vì được gần một năm. Ngài lập lễ giỗ cho người đã chết.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gr%C3%AAg%C3%B4ri%C3%B4_V
(Joannes XVI, 4-997 - 2-998)
Những bài liên hệ:
VÀI ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÁC GIÁO HOÀNG
-Có 76 vị đã được tuyên phong Hiển thánh, 10 vị đã được tuyên phong Chân phước.
-Có 36 giáo hoàng không được công nhận.
-Triều đại dài nhất là của Đức Pius IX: 32 năm (1846-1878), triều đại ngắn nhất là của Đức Stephanus I: 1 ngày (23-3-752).
-Vị Giáo hoàng già nhất là Đức Adrianus I, được bầu lúc 80 tuổi (9-2-772), qua đời 25-12-795, thọ 103 tuổi.
-Vị trẻ nhất là Đức Benedictus IX, đắc cử lần thứ nhất lúc 12 tuổi (1032) và đã được bầu chọn 3 lần
-Những danh hiệu được dùng nhiều nhất: Joannes 23 lần, Gregorius 16 lần,
-Benedictus 16 lần và 43 danh hiệu chỉ được dùng một lần.
No comments:
Post a Comment