-DHY Peter Kodwo Appiah Turkson, Ghana
-DHY Francis Arinze, Nigeria
-DHY Marc Ouellet, Canada
-DHY Angelo Scola, Ý
-DHY Leonardo Sandi, Argentina
-DHY Gianfranco Ravasi, Ý
|
|
Cả hai vị kể trên vì còn rất trẻ nên được người ta gọi đùa là vị Giáo Hoàng trong Tương Lai 'nếu không kỳ này thì cũng kỳ khác'.
Sau đây là sơ lược về 6 vị Hồng Y đang dẫn đầu:
![]() |
Ngài từng tuyên bố 'bao cao su' tuy không phải là giải pháp cho nạn SIDA (AIDS), nhưng nếu người vợ hay chồng đang sống chung thủy mà lỡ người phối ngẫu mắc bệnh, thì có thể dùng nó.
![]() |
Ngài nổi danh là một nhà ngoại giao giỏi, một vị hồng y đã nói về ngài như sau:" điều tốt đẹp về DHY là việc ngài có thể nói lên những điều khó nói mà không làm phật lòng người khác và luôn với một nụ cười trên môi."
Tuy nhiên cái tài ngoại giao đó đôi khi cũng không làm đẹp lòng tất cả mọi người được, dù là trong giới Công Giáo. Thí dụ hồi năm 2000, ngài đã bị la ó ngay tại trường đại Học Công Giáo Georgetown University ở Washington khi ngài so sánh đồng tính với ly dị và ngoại tình đang làm tổn thương cho gia đình.
Thăng Hồng Y năm 1985, ngài 'suýt nữa' trở thành giáo hoàng kỳ bầu cử vừa qua nhưng đã thua phiếu đức đương kim Benedict XVI. Năm nay đã 80 tuổi, ngài không có nhiều hy vọng, tuy nhiên nếu ngài hoặc DHY Turkson được chọn thì đây sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên cuả Phi Châu sau 1500 năm vắng bóng trên ngai.
![]() |
Với một nhân cách lôi cuốn, và số tuổi 64 cuả ngài được mọi người đánh giá là 'vừa đúng' để làm giáo hoàng.
![]() |
Mặc dù có địa vị cao trong hai hệ thống quyền bính cuả Vatican và hàm lâm viện, ngài vẫn luôn luôn kêu gọi giáo hội cần phải làm nhiều hơn nữa cho xã hội bên ngoài và chủ trương phải dựa vào căn bản cuả Công đồng Vatican 2 mà theo ngài là một trụ mốc trong giòng lịch sử cuả giáo hội. Ngài than phiền rằng giáo hội chưa làm đủ để có sự thông cảm với xã hội, ngài từng nói trong năm 2005 rằng:" Một trong những hiểu lầm là vì giáo hội thường dựa vào 'luân lý' thay vì dùng 'lý luận' để thuyết phục người ta...đây là một nhược điểm cuả chúng ta"
![]() |
DHY Leonardo Sandri, 69 tuổi, sinh trưởng tại Argentina và từng giữ nhiều trách nhiệm ở hai quốc gia Argentina và Mexico. Ngài hiện là nhân vật số 2 trong Phủ Quốc Vụ Khanh.
Nhà sử học Matthew Bunson viết về ngài như sau: "Ngài ưa thích cầu nguyện, được mọi người trên thế giới quí mến và ngài rất thông hiểu về các vấn đề có tính cách toàn cầu nhờ có sẵn những kinh nghiệm ngoại giao."
![]() |
Ngài nổi tiếng là uyên bác và có tài ngoại giao, ngài cũng là một học giả cuả hội kinh thánh ở Roma.
Ngài không hề làm giám mục cho một tổng giáo phận bao giờ, cho nên nhiều người nghĩ rằng đó là một nhược điểm khó vượt qua, tuy nhiên ông John Allen, một ký giả chuyên môn về giáo hoàng, viết rằng: "Ngài thông minh đến nỗi, nếu gộp chung các hồng y vào với nhau mà lựa chọn giống như cách người ta lựa lúa trong một cái bát, thì chắc chắn ngài sẽ là một hạt luá được chọn vòng đầu".
Vì là một nhân vật trong hệ thống hành chánh cuả Vatican (Curia) cho nên ngài có lợi thế là đã từng gặp gỡ tất cả các hồng y, dù cho đó là một vị hồng y ở một vùng xa xôi không ai biết.
Tìm hiểu Thể thức một Mật Viện Hồng Y bầu Giáo Hoàng
http://vietcatholic.net/Media/MatVienHongY.pdf
Theo vietcatholic
Tân Đức Giáo Hoàng 'vẫn' có thể là người Châu Âu
VATICAN - Dù chưa đến ngày 28 Tháng Hai, ngày Giáo Hoàng Benedict XVI chính thức thoái vị, ngay từ bây giờ, cả thế giới đang bàn tán ai sẽ là người chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo trong những ngày tới.
Số hồng y được quyền bỏ phiếu bầu giáo hoàng cho thấy, người đứng đầu Vatican có thể vẫn là người Châu Âu.
Hiện nay, chỉ có 117 vị dưới 80 tuổi trong Mật Nghị Hồng Y, có quyền bầu giáo hoàng. Trong số này, 61 vị là người Châu Âu, tương đương 52%.
Trong số 56 hồng y còn lại, 19 người thuộc vùng Nam Mỹ, nơi có số giáo dân Công Giáo gia tăng nhanh nhất thế giới, 14 người thuộc Châu Phi, 11 người thuộc Châu Á và một người thuộc các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương.
Tất cả 117 vị hồng y này đều do cố Giáo Hoàng John Paul II và Giáo Hoàng Benedict 16 phong chức.
Và điều này có thể hiểu là nhiều phần họ sẽ chọn vị tân giáo hoàng có quan điểm giống hoặc gần giống hai vị giáo hoàng này.
Thành ra, theo một số nhà quan sát, nhiều khả năng tân giáo hoàng là người Châu Âu, và Hồng Y Angelo Scola, 71 tuổi, hiện là Tổng Giám Mục Milan của Ý, là ứng cử viên nặng ký nhất.
Tuy nhiên, bất ngờ luôn là điều có thể xảy ra tại Vatican, ví dụ như thông báo thoái vị của Giáo Hoàng Benedict 16 hôm Thứ Hai.
Hồng Y Marc Ouellet, 68 tuổi, người Canada, hiện là bộ trưởng Bộ Giám Mục Tòa Thánh; Hồng Y Odilo Pedro Scherer, 63 tuổi, hiện là Tổng Giám Mục Sao Paolo của Brazil; và Hồng Y Peter Turkson, 64 tuổi, người Ghana, hiện là Chủ Tịch Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình, cũng được coi là ba ứng cử viên sáng giá khác, nếu đa số thành viên Hồng Y Ðoàn muốn có một giáo hoàng thuộc một quốc gia bên ngoài Châu Âu.
Sau khi Giáo Hoàng John Paul I qua đời năm 1978, các hồng y đã chọn hai giáo hoàng, John Paul II (Ba Lan) và Benedict 16 (Ðức), không phải là người Ý, làm chủ chăn giáo hội trong 35 năm.ReplyDelete
Biết đâu Mỹ và Canada sẽ có GH đầu tiên
ReplyDelete