HINH

Thông điệp của ĐGH Phanxico

Thanh Trúc, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>

Wednesday, March 13, 2013

• Hồng y Argentina là Giáo hoàng mới

Hồng y người Argentina Jorge Mario Bergoglio được đám đông chào mừng tại Quảng trường Thánh Peter sau khi được bầu làm tân Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo.

Xuất hiện trên ban công nhìn xuống quảng trường, Ngài đề nghị mọi người hãy cầu nguyện cho Ngài. Những lời reo hò dội lên khi Ngài ra dấu ban phước.
Là người Mỹ Latinh đầu tiên trở thành giáo hoàng, Ngài sẽ lấy danh hiệu là Francis I.
Chừng một giờ đồng hồ trước đó, khói trắng bốc lên từ ống khói nhà nguyện Sistine, công bố tới toàn thế giới rằng các hồng y tụ họp bên trong đã bầu được tân Giáo hoàng để dẫn dắt Giáo hội Công giáo.
Từng đám đông tại Quảng trường Thánh Peter hò reo và chuông đổ ồn ã khi làn khói trắng xuất hiện.
Ngài sẽ thay thế Giáo hoàng Benedict XVI, người thoái vị hồi tháng trước với lý do Ngài thấy không còn đủ mạnh mẽ để dẫn dắt Giáo hội.
Tổng cộng 115 vị hồng y đã họp kín, hoàn toàn cắt đứt liên lạc với bên ngoài kể từ chiều hôm thứ Ba và đã tiến hành bốn phiên bỏ phiếu không có kết quả.
Phải có ít nhất 77 vị hồng y, tức hai phần ba, cùng đồng ý bầu chọn một ứng viên thì người đó mới được bầu thành Giáo hoàng.
Trước khi mật nghị bắt đầu, không có vị hồng y nào tỏ ra dẫn trước trong việc trở thành người thay thế cho Đức Benedict XVI.
Từng đám đông mang theo ô dù đã tụ tập tại quảng trường, vẫy cờ của các quốc gia trên khắp thế giới.
Sau khi danh tính vị tân Giáo hoàng được công bố, vị chủ chăn mới của Giáo hội Công giáo sẽ xuất hiện từ lối hành lang nhìn xuống quảng trường để có bài diễn thuyết đầu tiên.
Ngài khi đó đã phải chấp nhận lời thỉnh cầu trở thành Giáo hoàng và các hồng y khi đó đã phải tuyên thệ trung thành với ngài, và sau đó Ngài sẽ rời đi để cầu nguyện một mình.
_______________

Video: Habemus Papam -- Chúng ta đã có Giáo Hoàng   




Tiểu sử Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất


Đức Tân Giáo Hoàng tước hiệu Francis I là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 1936.

Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị Giáo Hoàng đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.

Ngài đã từng là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998 và đã được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 21 tháng Hai năm 2001 cùng trong một nghi lễ tấn phong Hồng Y với Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam.

Đức Tân Giáo Hoàng Jorge Bergoglio được sinh ra tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ngài gia nhập Tu Hội Chúa Giêsu vào ngày 11 tháng Ba năm 1958. Ngài hoàn thành cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Ngài được Đức Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Ngài tiếp tục khoa triết học và thần học tại San Miguel và trở thành giáo sư thần học.

Nổi tiếng có tài lãnh đạo, Tu Hội Chúa Giêsu đã bầu ngài làm Giám Tỉnh Argentina từ năm 1973 đến 1979. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, nơi ngài đã được đào tạo. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 trước khi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về quê hương của mình để phục vụ như là cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.

Ngài thay Đức Hồng Y Quarracino vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong chức vụ Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm là Đấng Bản Quyền cho người Công Giáo Đông Phương ở Argentina.

Ngày 21 tháng Hai năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Thánh Robert Bellarmino.

Ngài đã được bổ nhiệm vào một số vị trí trong Giáo Triều Rôma như Thánh Bộ Giáo sĩ, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Thánh Bộ Đời Sống Tận Hiến và các Tu Hội Tông Đồ. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban châu Mỹ La tinh và Hội đồng gia đình.

Đức Hồng Y Bergoglio nổi tiếng với sự khiêm tốn cá nhân, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của giám mục.

Dù là Hồng Y, ngài thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và tự mình nấu ăn cho mình.

Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio, đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2005.
__________________________

Về một số Hồng y dự Mật Nghị Vatican

            

            

            

            

            

            

       

            

        



Toàn bộ 115 đức hồng y có quyền bầu chọn đã có mặt tại Vatican để bầu ra đức Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, kế vị Giáo hoàng Benedict XVI.
Trong số đó một số người được cho là có nhiều khả năng sẽ được bầu chọn, như Hồng y Gianfranco Ravasi, 70 tuổi, người Ý, hay Hồng y Luis Antonio Tagle, 55 tuổi, người Philippines, một trong những ứng viên trẻ nhất.
Ngoài ra phải kể tới Angelo Scola, 71 tuổi, được cho là ứng viên sáng giá nhất của Ý, Hồng y Timothy Dolan, 63 tuổi, người Mỹ, Tổng giám mục New York, Hồng y Christoph Schoenborn, người Áo, được coi là ứng viên nặng ký nhất châu Âu, ngoài nước Ý, hay Hồng y Odilo Pedro Scherer, 63 tuổi, là ứng viên nổi bật nhất từ châu Mỹ Latinh, bên cạnh Hồng y Marc Ouellet, 68 tuổi, từ Canada.
Người cuối cùng tới Vatican trong số 115 hồng y được quyền bầu chọn là Hồng y Phạm Minh Mẫn từ Việt Nam.
Ông là người hai lần tham gia bầu chọn giáo hoàng.
Khói đen từ ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine báo hiệu việc bầu chọn chưa có kết quả quyết định và khói trắng có nghĩa mật viện hồng y đã bầu được Giáo hoàng mới.
_____________________


Bầu Giáo Hoàng : “Canh tân Châu Âu ” đối đầu với “Giáo triều Roma”

Từ ngày hôm qua 12/03/2013, 115 Hồng y tham gia bầu ngôi vị Giáo Hoàng mới bắt đầu cuộc sống hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, tại nhà nguyện Sistine (Vatican) cho đến khi nào cuộc bầu cử có kết quả. Hai thế lực có ảnh hưởng lớn đến kết quả bỏ phiếu là nhóm “Canh tân Châu Âu” và nhóm “Giáo triều thành Roma”. Tuy nhiên, việc bầu tân Giáo Hoàng lần này đã diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, với sự thoái nhiệm đột ngột của Giáo Hoàng Benedicto 16.

Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng cho biết diễn biến của ngày đầu tiên Mật nghị Hồng y đầu tiên và các đặc điểm của cuộc bầu Giáo Hoàng lần này.
Thông tín viên Huê Đăng (Roma) 



Diễn biến ngày Mật nghị Hồng y ngày đầu tiên
Sáng hôm qua 12/03, các Hồng y đã đồng tế thánh lễ tại sảnh đường chánh của Nhà thờ Thánh Phêrô (S.Pietro) do Hồng y niên trưởng Angelo Sodano làm chủ lễ để cầu nguyện cho Mật nghị Hồng y.
Đúng 16h30 chiều hôm qua, 115 Hồng y cử tri, cùng với các giáo sĩ và nhân viên phụ tá, đã bắt đầu tiến về nhà nguyện Sistine để khai mạc Mật nghị Hồng y. Sau khi các Hồng y cử tri đã hoàn tất nghi thức tuyên thệ, vào lúc 17h30 Đức ông trưởng nghi Guido Marini đã hô lớn “Extra omnes”, tức là yêu cầu tất cả những người không phải là Hồng y cử tri bước ra khỏi nhà nguyện, và ngay sau đó trưởng nghi đã khóa cửa nhà nguyện với 115 Hồng y cử tri bên trong. Conclave bắt đầu.
Sau đó khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, tức là lúc 19h45, ống khói trên nhà nguyện bắt đầu phun khói: và là khói đen. Tức là vòng bỏ phiếu đầu tiên đã không thành công. Thực ra thì ai cũng biết trước là vòng bỏ phiếu đầu sẽ cho ra khói đen. Kinh nghiệm của những lần Mật nghị Hồng y trước đây cho thấy một hay hai vòng bỏ phiếu đầu tiên chỉ nhằm để “thăm dò” cán cân lực lượng giữa các phe nhóm Hồng y cử tri.
Bắt đầu từ chiều hôm qua, dù rằng mưa liên tục nhưng đã có nhiều giáo dân và tu sĩ của các dòng khác nhau đã tụ tập trước quảng trường Thánh Phêrô và họ sẽ cầu nguyện suốt đêm cho Mật nghị Hồng y.
Theo quy luật thì trong suốt thời gian Mật nghị, tức là cho đến khi nào cuộc bầu cử chưa chấm dứt, thì tất cả các Hồng y cử tri đều phải sống hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Chả thế mà từ vựng “conclave”, tức là Mật nghị Hồng y, lấy từ chữ latin “cum clave”, có nghĩa là “bị nhốt khóa bên trong”. Nhưng so với những lần trước thì lần Mật nghị năm nay các biện pháp nhằm cách ly các Hồng y lại càng thêm nghiêm ngặt.
Lý do là vì Vatican vẫn còn bị ám ảnh bởi vụ scandal Vatileak hồi tháng 5 năm ngoái, khi nổ ra vụ người quản gia hầu cận của chính Đức Giáo Hoàng đã “ăn cắp tư liệu mật” của Tòa thánh và tẩu tán ra ngoài. Toàn bộ không gian của nhà nguyện Sistine, nơi diễn ra Mật nghị, đã được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại phòng chống các khả năng nghe lén hay bắn tin ra ngoài qua các máy vi tính siêu nhỏ. Thậm chí Giáo hội cũng đã tuyên bố là sẽ lập tức rút phép thông công cho bất cứ Hồng y cử tri nào bị khám phá là vi phạm các quy luật cách ly nghiêm ngặt.
Sáng nay 13/03 các Hồng y cử tri tiếp tục bầu cử. Theo chương trình thì mỗi ngày sẽ có hai vòng bầu cử buổi sáng và hai vòng bầu cử buổi chiều.
Các ứng viên tiềm năng và cán cân lực lượng
Như luật của Giáo hội ấn định, Đức Giáo Hoàng mới cần phải có được 2/3 số phiếu trên tổng số Hồng y cử tri, tức là 77 phiếu trên 115 phiếu lần này.
Dựa theo các thông tin đến từ những buổi họp chuẩn bị Mật nghị của các Hồng y trong tuần lễ vừa qua, các chuyên gia về thế giới Vatican đã “nặn” ra một vài “kịch bản” về kết quả bầu cử Đức Giáo Hoàng tương lai, theo đó trong nội bộ 115 Hồng y hiện nay có hai “trường phái” ủng hộ hai “ứng cử viên” khác nhau.
Trường phái thứ nhất, còn gọi nhóm “Canh tân Châu Âu”, bao gồm những Hồng y có ý muốn cải tổ toàn bộ cơ chế của Giáo triều để Giáo hội thích nghi được với những thay đổi biến động trên thế giới, và nhất là cải tổ lại cơ chế quản lý kinh tế tài chánh của Giáo hội vốn trong những năm gần đây đã bị khá nhiều tai tiếng trong những vụ scandal xẩy ra trong Ngân hàng của Tòa thánh, tức là của “Cơ quan chuyên trách về các hoạt động tôn giáo” của Tòa thánh (nguyên văn tên của cơ quan này là “IOR – Istituto per le Opere di Religione”).
Đa số các Hồng y trong trường phái này là những Hồng y Châu Âu, nhưng không phải là Hồng y Ý, chẳng hạn như Hồng y Christop Schonborn người Áo, Tổng Giám mục giáo phận thủ đô Vienne, như Hồng y André Vingt-Trois, người Pháp,Tổng Giám mục giáo phận thủ đô Paris, hay Hồng y Dominik Duka, người Séc, Tổng Giám mục giáo phận thủ đô Praha, hoặc Hồng y Luis Martinez Sistach, người Tây Ban Nha, Tổng Giám mục giáo phận Barcellona. Ứng cử viên của nhóm “canh tân” này lại là một Hồng y người Ý 72 tuổi, Hồng y Angelo Scola, Giám mục của giáo phận Milano, giáo phận có giáo dân đông nhất Châu Âu. Theo các cuộc “thăm dò ý kiến” trước khi Mật nghị khai mạc, Hồng y Angelo Scola đã được trên dưới từ 35 đến 40 phiếu.
Trường phái thứ hai, còn gọi là nhóm của “Giáo triều thành Roma”, tức là nhóm của các Hồng y Ý hiện nay đang nắm giữ các ngôi vị quan trọng của Giáo triều: Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh của Tòa thánh, Hồng y Giovanni Battista Re, một trong những Hồng y trưởng lão trong hàng Giám mục Ý (79 tuổi), Hồng y Giuseppe Versaldi, Bộ trưởng kinh tế của Tòa thánh, Hồng y Domenico Calcagno, Chủ tịch cơ quan quản lý tất cả tài sản của Tòa thánh. Ngoài ra còn có Hồng y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, vốn xưa nay vẫn hay đứng ở vị trí đối đầu với Quốc vụ khanh Hồng y Tarcisio Bertone, nhưng có lẽ vì những mục tiêu chung nên trong kỳ mật nghị này hai Hồng y đối thủ tạm thời hoãn binh để ngồi chung với nhau.
Ứng cử viên của nhóm “Giáo triều thành Roma” này lại là một Hồng y người Brazil, đó là Hồng y Odillo Scherer, Tổng Giám mục giáo phận San Paolo. Theo một số nhận xét thì tất cả các Hồng y của nhóm “giáo triều thành Rommuốn đưa ra một Đức Giáo Hoàng người nước ngoài (tức không phải người Ý) với mục tiêu là để “đánh đổi” lại các chức vụ quan trọng hàng đầu của Giáo triều sẽ vẫn tiếp tục nằm trong tay của các Hồng y người Ý. Các cuộc thăm dò ý kiến đánh giá rằng Hồng y Odillo Scherer có được khoảng 15 đến 18 phiếu.
Ngoài hai ứng cử viên “nặng ký” nói trên, còn có hai ứng cử viên “ngoại lệ”: đó là Hồng y Timothy Dolan, người Mỹ, Tổng Giám mục giáo phận Newyork, ứng cử viên của nhóm “canh tân Mỹ”, hiện nay được khoảng từ 10 đén 15 phiếu. Hồng y ngoại lệ thứ hai là Hồng y Marc Ouellet, người Canada, Chủ tịch Giáo đoàn Giám mục của Tòa thánh, ứng của viên của nhóm “Giáo triều ôn hòa”. Theo thống kê thì Hồng y Marc Ouellet chỉ được khoảng từ 5 đên 10 phiếu, nhưng một số quan sát viên nhận xét rằng rất có thể Marc Ouellet được chọn làm Đức Giáo Hoàng như là một giải pháp “thoả hiệp” giữa hai trường phái “canh tân” và “giáo triều Roma” trong trường hợp hai ứng cử viên của hai trường phái này rơi vào tình trạng “bất phân thắng bại”.
Tuy nhiên tất cả các nhận xét trên chỉ dựa vào các thông tin tiền Mật nghị. Nay Mật nghị đã hoàn toàn ly cách với thế giới truyền thông bên ngoài, thì cũng không ai biết các “quân cờ” đã và sẽ được di chuyển như thế nào trong nhà nguyện Sistine.
Giáo Hoàng Benedicto 16 bất ngờ từ nhiệm khiến các phe nhóm không kịp thương lượng
Đây là lần đầu tiên Tòa thánh tổ chức Mật nghị Hồng y trong khi Đức Giáo Hoàng vẫn chưa về với Chúa, và quyết định từ nhiệm khá “bất ngờ” của Benedetto XVI cũng đã “đốt giai đoạn”, không cho phép các quá trình “thương lượng” trong hàng giáo phẩm có thể đi đến “chín muồi” trước khi Mật nghị Hồng y bắt đầu bỏ phiếu.
Benedicto XVI trước đây đã được bầu lên ngôi vị Giáo chủ vào vòng bầu cử thứ tư trong ngày thứ hai của Mật nghị năm 2005. Nhưng đó là lần Mật nghị đã được chuẩn bị từ lâu bởi thời gian bệnh tật kéo dài của người tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Ba Lan Giovanni Paolo II cho phép các phe nhóm trong giáo triều có đủ thời giờ thương thuyết và thỏa hiệp trước khi Mật nghị Hồng y khai mạc.
Còn lần này, Mật nghị được tổ chức trong bối cảnh từ chức bất ngờ của Benedicto XVI cho nên các kế hoạch hiệp thương đã không có đủ thời giờ để chín muồi, do đó có khả năng là Mật nghị sẽ kéo dài, ít ra là dài hơn thời bầu Benedicto XVI.


2 comments:

  1. Mình xin bài này về FB, anh Từ Thức nhé, Cám ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tự nhiên đi anh Cường!
      Mọi người cần biết mà.

      Delete