HINH

Thông điệp của ĐGH Phanxico

Thanh Trúc, phóng viên RFA ...>>Đọc thêm>>

Tuesday, September 29, 2015

Vị nữ tu Việt Nam đọc thánh thư trong thánh lễ do Đức Giáo Hoàng làm chủ tế

Trong buổi Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình do Đức Giáo Hoàng làm chủ tế tại Philadelphia vào chiều ngày Chủ Nhật 27/09/2015, đoạn Thánh Thư thứ hai đã được đọc bằng Tiếng Việt bởi một soeur Việt Nam có gương mặt uy nghiêm và thánh thiện.

HINH
Hình ảnh soeur Hồng Quế đọc thánh thư bằng tiếng Việt trong buổi lễ do Đức Giáo Hoàng làm chủ tế được truyền đi khắp nơi.

Hình ảnh này đã được khoảng một triệu người tham dự thánh lễ chứng kiến trực tiếp, và hàng tỉ người trên thế giới theo dõi qua chương trình trực tiếp truyền hình của CNN. Sự kiện này đã khiến cho hàng triệu người Việt cảm thấy xúc động, tự hào, bất kể họ thuộc tôn giáo nào.

Vị nữ tu đó có tên là Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, phụ trách chương trình giáo dục của Ban Mục Vụ Tổng Giám Mục Sài Gòn. Đến Philadelphia lần này, ngoài trọng trách đọc thánh thư kể trên, Soeur Hồng Quế cũng là người đã tổ chức thực hiện món quà tặng ý nghĩa của giáo hội Việt Nam tặng cho Đức Giáo Hoàng. Đó là bức chân dung bằng gạo của Đức Giáo Hoàng đang cầu nguyện dưới cây Thánh Giá.

Trả lời phỏng vấn với đài SBTN, Soeur Hồng Quế cho biết được phân công từ Đức Ông Trịnh Minh Trí- Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ- là phải nghĩ ra một món quà thật đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng, chỉ trong khoảng hơn 1 tuần trước ngày đi dự Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình.

Soeur cảm thấy thật vinh dự, nhưng cũng nhiều thử thách vì thời gian qua ngắn, nên đã phải cầu nguyện Chúa xin hỗ trợ. Và rồi ý tưởng về 2 bức tranh bằng gạo đã đến với Soeur. Một là Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng, hai là bức chân dung Đức Giáo Hoàng làm bằng gạo.

Ý tưởng sáng tạo này đã được Đức Ông Trí và ban tổ chức đồng ý. Soeur cho biết đã chọn vật liệu bằng gạo là bởi vì không có gì ý nghĩa hơn gạo đối với người Việt Nam. Gạo là sức sống của Việt Nam. Gạo làm bánh thánh, tượng trưng cho Thánh Thể, nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho giáo dân Việt.

Soeur Hồng Quế trả lời phỏng vấn của SBTN. 

Soeur Hồng Quế cũng cho biết mình đã quyết định chọn hình ảnh Đức Giáo Hoàng cầu nguyện dưới cây Thánh Giá, thay vì hình ảnh Đức Giáo Hoàng được chào đón bởi đám đông như nhiều người đề nghị. Soeur chọn hình ảnh này để nói lên sứ mệnh cao cả và khó khăn của Đức Giáo Hoàng. Hãy nhìn Chúa để có sức mạnh vượt qua khó khăn. Hãy cùng nhau cầu nguyện Chúa phù hộ cho Đức Giáo Hoàng chu toàn nhiệm vụ lèo lái con thuyền giáo hội đi đến bến bình an.

Hai bức tranh đã được thực hiện trong vòng một tuần. Một người trong đoàn Việt Nam đã phải huy bỏ chuyến bay cùng với đoàn, đi sau hai ngày để kịp đem bức tranh sang Philadelphia đúng như kế hoạch, theo đúng ý nguyện của Chúa.

Thông qua SBTN, Soeur Maria Hồng Quế muốn gởi thông điệp đến cho cộng đồng giáo dân Việt Nam khắp nơi rằng Soeur rất thương yêu anh chị em giáo dân trong đời sống gia đình. Có rất nhiều thử thách để giữ đúng ơn gọi trong đời sống gia đình. Rất mong anh chị em có hạnh phúc ơn gọi gia đình, vì Tình Yêu là sứ mạng của mỗi người chúng ta.

Qua cuộc trả lời phỏng vấn, người xem cảm nhận được đức tính khiêm cung, bình dị của Souer Maria Hồng Quế, người đã thực hiện hai trọng trách của giáo hội Việt Nam đối với Đức Giáo Hoàng. Nhưng sự khiêm tốn ấy cũng không thể ngăn được việc Soeur Hồng Quế từ nay đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu, đáng tự hào của giáo dân Việt Nam trên toàn thế giới, sau những ngày đáng nhớ với Đức Giáo Hoàng tại Philadelphia.

Đoàn Hưng / SBTN

Soeur Hồng Quế nói về 2 bức tranh gạo tặng Đức Giáo Hoàng

Trong buổi Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình do Đức Giáo Hoàng làm chủ tế tại Philadelphia, đoạn Thánh Thư thứ hai đã được đọc bằng Tiếng Việt bởi một soeur Việt Nam có gương mặt uy nghiêm và thánh thiện. Đó là soeur Maria Nguyễn Thị Hồng Quế. Soeur Hồng Quế cho biết được phân công phải nghĩ ra một món quà thật đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng. Soeur cảm thấy thật vinh dự, nhưng cũng nhiều thử thách vì thời gian qua ngắn, nên đã phải cầu nguyện Chúa xin hỗ trợ. Và rồi ý tưởng về 2 bức tranh bằng gạo đã đến với Soeur. Một là Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng, hai là bức chân dung Đức Giáo Hoàng làm bằng gạo. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau đây. 

No comments:

Post a Comment